Van điều khiển khí nén là gì:
Là loại van được điều tự động nhờ phần xylanh bởi áp lực của khí nén đi vào đầu điều khiển khí.
Khí nén được cấp vào bộ điều khiển khí với áp suất từ 3 đến 8 bar sẽ tác động làm cho xylanh chuyển động.
Cơ cấu xylanh này sẽ biến chuyển động của xylanh thành chuyển động quay của trục van (thông thường trục của van sẽ quay 1 góc 90 độ).
Và sẽ tác động đến trạng thái của van giúp van chuyển trạng thái từ đóng sang mở hoặc mở sang đóng.
Van bướm điều khiển khí nén được điều khiển đóng/mở tự động bởi bộ điều khiển áp lực của khí nén.
Thông thường có 2 loại tác động: tác động on/ off và tác động tuyến tính mở theo góc van.
Được kết hợp gồm: van bướm (butterfly valve), thiết bị điều khiển khí nén (Pneumatic actuator), công tắc giới hạn hành trình (Limit switch), van điện từ (solenoid valve).
Van có nhiều loại chất liệu cũng như nhiều kiểu kết nối được nhập khẩu trực tiếp từ các nước với nhiều hãng van khác nhau là lợi thế cho người sử dụng lựa chọn, có kích thước sản phẩm từ DN50 đến DN500.
Ưu điểm, nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén:
Ưu điểm:
Đối với van bướm điều khiển khí nén có những ưu điểm hơn so với các sản phẩm tương đương cùng chức năng như van bi điều khiển khí nén, van xiên khí nén:
Lưu lượng chảy qua đường ống luôn được đảm bảo
Chi phí rẻ hơn. So với van bi điều khiển khí nén thì van bướm điều khiển khí nén sẽ rẻ hơn tuy nhiên nó lại đắt hơn khi dùng van xiên khí nén
Lắp đặt dễ dàng hơn vì kiểu lắp là kiểu lắp bích
Thay thế cũng hết sức đơn giản
Vì dùng hệ thống khí nén để điều khiển nên độ an toàn rất cao
Có thể sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau
Đóng mở nhanh, chỉ khoảng từ 1 – 2s
Có độ an toàn cực cao, không xảy ra hiện tượng cháy nổ
Nhược điểm:
Nhìn chung sản phẩm van bướm điều khiển khí nén không gần như có rất ít nhược điểm, tuy nhiên trong quá trình kinh doanh, tư vấn, và sự phản hồi của khách hàng thì sản phẩm này cũng có những nhược điểm như sau:
Giá thành vẫn còn đắt hơn dòng van xiên, tuy nhiên nó lại sử dụng bền hơn rất nhiều
Hạn chế trong kiểu lăp: chỉ có kiểu lắp 2 mặt bích
Ứng dụng của van bướm điều khiển khí nén:
Hiện nay van bướm nói chung và van bướm điều khiển khí nén nói riêng được ứng dụng rộng rãi trong thực tế và được sử dùng hầu hết trong các môi trường khác nhau:
Ứng dụng đóng mở đường ống dẫn khí trong các hệ thống khí nén
Ứng dụng đóng mở đường nước sạch, nước thải
Ứng dụng đóng mở đường ống khí gas, oxy…
Đặc biệt được dùng nhiều trong các hệ thống cấp, xả liệu: than, vật liệu rắn, vật liệu lỏng
Được dùng cho các nhà máy gạch, nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy xi măng, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy thực phẩm, nhà máy dược phẩm, nhà máy bia, nhà máy đồ uống, nhà máy chế tạo, nhà máy sản xuất…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van bướm điều khiển khí nén:
Thiết bị truyền động khí nén (Bộ điều khiển khí nén):
Động cơ điều khiển khí nén bao gồm một piston, một xilanh, trục vít truyền động và lò xo, và được chia làm hai loại:
Tác động đơn (có lò xo – cấp hơi khí nén 1 lần) và tác động kép (không có lò xo – cấp hơi khí nén 2 lần).
Được chế tạo từ hợp kim nhôm có độ bền và chịu áp suất cao, bên ngoài phủ sơn hoặc mạ Crom chống oxit và trầy xước và tăng độ bền cho sản phẩm.
Tác động kép:
Tác động kép – Dual action actutor: Đây là dạng phải luôn cấp hơi khí nén để cho trục xoay.
Khi lắp vào thân van bướm, nếu muốn van mở cần cấp khí nén và khi muốn van đóng thì cấp khí nén lần nữa.
Tác động đơn:
Tác động đơn – Single acting – Spring return: Đây là dạng lò xo tự động phản hồi, có nghĩa là cấp khí nén vào trong bộ điều khiển giúp cho trục xoay 1 góc 90 độ tạo thành hành trình mở van.
Khi dừng cấp khí nén vào trong bộ điều khiển lực lò xo bị nén sẽ đẩy trục xoay về vị trí ban đầu.
Như vậy đối bộ van bướm khí nén tác động đơn chúng ta chỉ cần cấp hơi khí nén 1 lần để cho van mở và hành trình đóng van là nhờ vào lực của lò xo phản hồi.
Phân thân van bướm:
Van bướm là bộ phận lắp đặt trực tiếp với đường ống, phần trực tiếp tiếp xúc với lưu chất và chịu áp lực, nhiệt độ, tính chất của lưu chất trong hệ thống đường ống.
Ngoài ra nó có nhiềm vụ điều tiết lưu lượng dòng chảy lớn nhỏ bằng góc mở hoặc đóng khóa van, mở hoàn toàn.
Thân van bướm thường được chế tạo từ các hợp kim chịu lực như: gang, thép, thép không gỉ (inox), nhựa….
Đĩa van bướm quay một góc 90 độ để đóng hoàn toàn và quay ngược lại để đóng van.
Đĩa van được chế tạo từ các hợp kim đặc biệt có độ bền cao, chịu được tính chất hóa học của lưu chất.
Vì vậy chúng lưu ý khi chọn van bướm sao cho phù hợp với môi trường lưu chất sử dụng.
Gioăng của van bướm thường là cao su, teflon (PTFE)….
Tùy thuộc vào tính chất hóa học của lưu chất trong hệ thống đường ống mà chúng ta lựa chọn chất liệu của gioăng hợp lý với nhu cầu sử dụng, để đạt được hiệu quả mong muốn.
Như vậy, van bướm có nhiều loại khác nhau, tùy vào môi trường sử dụng lựa chọn chất liệu và dạng kết nối chúng tôi có: Van bướm thép WCB, van bướm gang dẻo, van bướm nhựa U-pvc, van bướm inox 304.
Thông tin liên hệ với công ty:
CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN.
Địa chỉ: Số 159, GS14, Đông Hoà, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Văn phòng: Số 21 đường 12 Khu hành chính Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Phone: 0909 221 246 – 0969 303 848.
Email: kinhdoanh@vandonghonuoc.com.
Website: https://diennuoccongnghiep.com