Pháp luật Việt Nam hiện nay cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép hoạt động kinh doanh lĩnh vực bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư có thể trực tiếp đầu tư, liên doanh hoặc hợp tác với các bệnh viện trong nước để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động kinh doanh bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần đặc biệt lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
Những lưu ý khi hoạt động bênh viện có vốn nước ngoài
Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động bệnh viện tại Việt Nam
Hiện nay có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bệnh viện, như Luật đầu tư 2020; Luật doanh nghiệp 2020; Nghị định 78/2015/ND-CP; Nghị định 118/2015/ND-CP; Quyết định 10/2007/QD-TTg; Biểu cam kết WTO; Luật Khám chữa bệnh 2009; Nghị định 109/2016/ND-CP; Nghị định 155/2018/ND-CP… Nhà đầu tư cần có sự nghiên cứu và nắm bắt các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình để đảm bảo tính tuân thủ và quyền lợi được tốt nhất.
Thực hiện các thủ tục cấp phép đầu tư và các thủ tục hành chính cần thiết khác
Bệnh viện sẽ chỉ được phép đi vào hoạt động khi đã đảm bảo tuân thủ và được cấp phép hoạt động bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Nghĩa là, nhà đầu tư cần xin từ chủ trương đầu tư, cấp phép dự án đầu tư, giấy phép hoạt động bệnh viện và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đảm bảo bệnh viện hoạt động đúng mục tiêu, quy mô, nguồn vốn đầu tư của dự án.
Hợp pháp hóa tài sản và vốn đầu tư
Hoạt động liên quan đến bệnh viện có nguồn vốn nước ngoài thường sẽ có sự góp vốn bằng tài sản, máy móc, thiết bị công nghệ cao, hay các kỹ thuật cao từ các nước tiên tiến vào Việt Nam. Điều này có nghĩa là, ngoài tiền mặt, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tài sản, công nghệ, bí quyết, hay thậm chí là thương hiệu bệnh viện… Việc này cần đảm bảo thủ tục thực hiện việc góp vốn và nhận góp vốn đúng quy trình và tiêu chuẩn nhất, đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp cho hoạt động góp vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Các phương án tài chính
Nhà đầu tư cũng cần lưu ý xây dựng và có các phương án tài chính và nguồn vốn đầu tư phù hợp với quy mô đầu tư, xây dựng và vận hành của doanh nghiệp. Bệnh viện cũng cần đảm bảo các biện pháp tài chính cho các hoạt động, chi phí doanh nghiệp như chi phí đầu tư cơ sở vật chất, lương, bảo hiểm, tiền thuê đất hay thuế … theo quy định pháp luật Việt Nam và nguồn tài chính cần được đảm bảo ổn định nhất để hoạt động của doanh nghiệp được an toàn.
Đảm bảo chất lượng và an toàn y tế
Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư lựa chọn kinh doanh dịch vụ bệnh viện. Việc đảm bảo tuân thủ các quy định về chất lượng y tế, các quy định về an toàn, đảm bảo về chất lượng, trình độ của đội ngũ công nhân viên y tế, bác sĩ, chuyên gia trong và ngoài nước sẽ là minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Một bệnh viện với chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao sẽ là bệnh viện được sự tin tưởng sử dụng dịch vụ của cư dân khu vực. Đối tượng của dịch vụ là sức khỏe con người, nên đây là một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà đầu tư hướng tới tốt nhất.
Chú ý trong việc sử dụng lao động nước ngoài
Nhà đầu tư cần chú ý tuân thủ việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư khi muốn sử dụng chuyên gia, bác sĩ nước ngoài làm việc, cần đáp ứng các điều kiện về vị trí làm việc, bằng cấp, visa, giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người lao động được hợp pháp làm việc tại Việt Nam. Các vị trí cần đáp ứng đủ số năm kinh nghiệm, đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân ( nếu có).
Tuân thủ về đạo đức nghề nghiệp
Kinh doanh dịch vụ bệnh viện còn bị điều chỉnh bởi một quy định khác, đó là đạo đức nghề nghiệp của người làm ngành y. Ưu tiên sức khỏe, tính mạng của con người là trên hết, đảm bảo quyền được sống của mỗi người. Luôn nỗ lực và tận tụy, đảm bảo cho hoạt động chuyên môn tuân thủ tốt nhất, cũng từ đó, nâng cao giá trị và uy tín của bệnh viện trong khu vực và ngoài quốc tế.
Hoàn thành các chế độ báo cáo và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
Nhà đầu tư cần lưu ý đảm bảo các quy định về chế độ báo cáo đối với các cơ quan chức năng liên quan theo quy định, thời hạn luật định. Đồng thời đảm bảo trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Tuân thủ hoạt động doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật được đảm bảo hiệu quả nhất.
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài của công ty luật siglaw.