Foreign Direct Investment (FDI) – đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại lợi ích đáng kể không chỉ cho đất nước nhận đầu tư mà còn có ích đối với chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư, FDI góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. FDI còn giúp các chủ đầu tư giảm chi phí đầu tư do sử dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ, từ đó, giá thành sản phẩm sẽ được hạ thấp. Đối với các công ty đa quốc gia, còn có thể tận dụng được những khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia để tăng lợi nhuận.
Lợi thế về kinh tế, chính trị
Một trong những hạn chế của đầu tư FDI mà các chủ đầu tư nước ngoài có thể gặp phải đó môi trường chính trị, kinh tế của nước đầu tư có bất trắc. Khi nền chính trị bất ổn, xảy ra xung đột, nội chiến hay các cuộc cạnh tranh chính trị giữa các phe phái cực đoan thì nền kinh tế sẽ bị huỷ hoại, không thể phát triển.
Việt Nam – nổi tiếng là một đất nước yêu hoà bình, từ khi mở cửa kinh tế đến nay, nền chính trị luôn được giữ vững, chưa có bất kì bất trắc về chính trị nào ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam, hoàn toàn có thể yên tâm về sự ổn định, vững chắc của thể chế chính trị.
Hệ thống pháp luật nhiều ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp FDI
Duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là những mục tiêu quan trọng mà Chính phủ đạt ra cho các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức trên toàn quốc nỗ lực thực hiện. Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Trung ương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện các chức năng của mình như thực hiện chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát làm môi trường cho FDI phát triển.
Về phía pháp luật, hệ thống pháp luật Việt Nam được đánh giá cao bởi các chính sách đầu tư minh bạch, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp FDI. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2014 là những luật cơ bản điều chỉnh việc thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, các luật khác như Luật kinh doanh Bất động sản, Luật sở hữu trí tuệ cũng có những quy định dành cho các doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt các quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam.
Thu hút FDI luôn là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia rất nhiều vào các hiệp định kinh tế xuyên quốc gia nhằm thu hút, hỗ trợ các hoạt động kinh tế trong đó có FDI như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CTTPP) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Các Hiệp định này tạo ra nhiều cơ hội co Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài.
Lợi thế về nguồn nhân lực khi thành lập công ty FDI ở Việt Nam
Dân số Việt Nam hiện nay đang được xếp hạng vào quốc gia có nhóm dân số trẻ, đang trong tuổi lao động đã là một điểm cộng khi các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường tiềm năng. Hơn thế nữa, lực lượng lao động của Việt Nam luôn đạt chất lượng cao về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ để phục vụ công việc, sẵn sàng hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, nguồn nhân lực Việt Nam luôn thể hiện tinh thần cầu tiến, cạnh tranh trong công việc. Do đó, các nhân sự Việt Nam luôn sẵn sàng đáp ứng, phục vụ trong các ngành đòi hỏi kĩ năng cao như công nghệ thông tin hay tài chính.
Vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi
Việt Nam nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, chịu sự ảnh hưởng của các nền kinh tế, văn hoá lớn, lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ. Do sở hữu vị trí địa lý đặc địa như vậy, nên Việt Nam phát triển rất mạnh các nền kinh tế dịch vụ như hàng hải, thương mại, du lịch,…làm điểm thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực này đầu tư vào đây.
Khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi để phát triển các loại cây nhiệt đới, do đó, nền nông nghiệp tại Việt Nam đã phát triển từ lâu cộng hưởng với sự phát triển, đầu tư về các trang thiết bị máy móc hiện đại, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và nông sản Việt Nam ngày càng được quốc tế ưu chuộng, trở thành đặc sản, có giá trị thương mại rất lớn. Nói cách khác, Việt Nam là một thị trường tiềm năng, thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nhận thấy được tiềm năng từ Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia đã thực hiện đầu tư vào Việt Nam ở các lĩnh vực như Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đầu tư vào thị trường bán lẻ, du lịch hay như Tập đoàn Unilever (Hoa Kì) đầu tư thành công vào Việt Nam thông qua thị trường hoá mỹ, phẩm,…
Trên đây là một vài ý kiến, thuận lợi mà nhà đầu tư nước ngoài sử được hưởng khi đầu tư FDI vào Việt Nam. Có thể thấy rằng, Việt Nam hiện đang là quốc gia phát triển, tiềm năng lớ, có những thuận lợi về mặt tự nhiên và xã hội để thúc đẩy, thu hút dòng vốn FDI từ nước ngoài.
Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến thành lập, hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!
Xem thêm: Dịch vụ Thẻ tạm trú của công ty luật siglaw.