Rong kinh nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra rất nhiều mối nguy hại tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Việc chữa rong kinh là điều cần thiết nên thực hiện càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới chị em phương pháp chữa rong kinh bằng 5 loại thảo dược thiên nhiên.
Chữa rong kinh bằng cây huyết dụ
– Cây huyết dụ được sử dụng rất nhiều trong Đông y với các tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Loại cây này có tính mát, vị nhạt hơi đắng, rất tốt trong việc cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ. Cây huyết dụ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh về máu như băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra nhiều,… đặc biệt là rong kinh.
– Cách sử dụng: nguyên liệu cần dùng khoảng 20 – 25 g lá huyết dụ tươi đem rửa sạch, thái nhỏ sau đó cho vào nồi sắc với 200 ml nước cho tới khi còn khoảng 100 ml thì lấy ra gạn nước trong uống, bỏ bã. Mỗi ngày uống một thang, mỗi thang chia thành 2 lần uống trong ngày. Với bài thuốc này chị em nên sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt.
Chữa rong kinh bằng ngải cứu
– Ngải cứu là loại cây rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta với rất nhiều công dụng như dùng để ăn, chữa bệnh. Ngải cứu có tính ôn, vị hơi cay, tác dụng trong việc điều kinh, an thai, chữa đau bụng kinh, điều hòa khí huyết, chữa chảy máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt không đều và đặc biệt là hiện tượng rong kinh.
Xem thêm: bị rong kinh có quan hệ được không
– Cách sử dụng: với nguyên liệu là ngải cứu, chị em cần kết hợp với một ít cỏ hôi, hy thiêm, hương phụ chế, ích mẫu thảo với khối lượng bằng nhau đem rửa sạch rồi phơi khô. Mỗi ngày sẽ lấy ra một ít các nguyên liệu này đem sắc với khoảng 600 ml nước, đun tới khi còn 150 ml nước rồi lấy ra uống nước, bỏ bã. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, ngày uống chia làm hai lần, sử dụng thường xuyên hàng ngày để đạt được hiệu quả.
Chữa rong kinh bằng cây màn tưới
– Cây màn tưới thuộc họ nhà Cúc, rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là loại cây mọc hoang dại, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hiện tượng kinh nguyệt không đều, chốc lở, đau bụng do ứ huyết, mụn nhọt, rong kinh,..
– Cách sử dụng: nguyên liệu cần dùng là cây mần tưới, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề, mỗi loại dùng khoảng 15 – 20 đem rửa sạch, thái nhỏ, để ráo rồi sao vàng lên. Đem các nguyên liệu trên cho vào nồi sắc với khoảng 3 bát nước, đun tới khi cạn còn 1 bát nước thì gạn lấy nước trong uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Nên sử dụng bài thuốc này trong 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày sắc 1 thang thì sẽ có kết quả.
Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi
– Cây nhọ nồi thuộc họ nhà Cúc, có vị chua ngọt, tính lạnh, lành tính, có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, dưỡng thận âm, cầm máu,…
– Cách sử dụng: lấy một nắm lá nhọ nồi đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo rồi cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt, bỏ bã rồi sử dụng nước đó uống trong ngày. Mỗi ngày nên sử dụng 2 chén nước lá nhọ nồi, uống vào buổi sáng và buổi trưa. Áp dụng cách này trong nhiều ngày liên tiếp để có hiệu quả mong muốn.
Chữa rong kinh bằng cây dừa cạn
– Cây dừa cạn là loại cây có tác dụng rất tốt trong việc chữa một số bệnh khác nhau như viêm đại tràng, bạch cầu cấp, tăng huyết áp, rong kinh,…
– Cách sử dụng: dùng tất cả 20 – 30g các bộ phận của cây dừa cạn đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Sau đó lấy số nguyên liệu ấy sắc lên với nước uống mỗi ngày một thang, sử dụng liên tục trong khoảng 5 ngày.
Như vậy, hy vọng với những chia sẻ về cách chữa rong kinh bằng 5 loại thảo dược thiên nhiên của các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi sẽ giúp chị em có thêm phương pháp điều trị rong kinh hiệu quả. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi hiện tượng rong kinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên phương pháp điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh không được tự ý điều trị mà cần phải thực hiện theo chỉ dẫn và phương pháp của bác sĩ đưa ra để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: http://khamphukhoa.net.vn/chua-rong-kinh-bang-5-loai-thao-duoc-thien-nhien/