Trong hơn 20 năm leo Everest, anh đã phải tận mắt chứng kiến hơn 10 cái chết của du khách và cũng mất nhiều bạn bè trong các cuộc chinh phục đỉnh cao.
Chúng tôi ném túi đồ của mình xuống đất và ngồi túm lại để nhâm nhi những cốc trà ấm trong Teahouse (quán trà).
Theo lịch của người Nepal, chúng ta đang ở năm 2073″, Danielle Le Messurier, du khách Australia kể lại trải nghiệm leo Everest của mình trên News.
Tại thời điểm đó, mặt trời đang xuống núi và đây là ngày thứ 4 trong hành trình đến Everest Base Camp (điểm đầu tiên những người muốn chinh phục đỉnh Everest phải vượt qua, nằm ở độ cao 5.364 m, từ điểm này, thử thách về độ cao sẽ được bắt đầu) của đoàn khách Australia. Phía chân trời là một màu hồng pastel ấm áp, Danielle tỏ ra thất vọng khi máy ảnh chỉ hiện lên màu cam chán ngắt.
Chinh phục Everest là ước mơ của nhiều người
Đối diện anh là Karrma Rita Sherpa, phu khuân vác, được biết đến là một “siêu guide” dẫn đường lên Everest, đồng thời là chủ quán trà mà nhóm du khách đang ngồi. Anh đến từ làng Phortse – nơi người dân sinh sống chủ yếu dựa vào việc trồng khoai tây, lúa mạch, kiều mạch. Đây cũng là quê hương của những nhà leo núi tham vọng nhất Nepal, khi 9 trên 10 người chinh phục Everest đều đến từ Phortse.
Karma năm nay 40 tuổi, đã leo Everest 15 lần nhưng chỉ có 7 lần chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới thành công. Trong 18 năm qua, anh đã làm việc miệt mài bằng cách nhận khuân đồ và dẫn đường cho các nhà leo núi quốc tế để gom góp tiền thực hiện giấc mơ bấy lâu.
Làm người khuân vác cho những khách du lịch cũng là điều gian nan không kém
“Tôi muốn mở một quán trà”, người đàn ông cười nói. “Trước đây, tại nơi này không có quán trà. Tôi đã mơ ước về nó, và bây giờ giấc mơ đã thành hiện thực”.
Trong nền kinh tế đang gặp khó khăn ở Nepal, việc Karma có đủ tiền để mở một quán trà dù nhỏ trên Everest thực sự là một thành công hiếm hoi. Nhưng, bất kỳ thành công nào cũng phải đánh đổi bằng hy sinh. Với Karma, đó là việc liều mạng làm công việc khuân đồ cho du khách leo núi dưới thời tiết khắc nghiệt.
Trong trận lở tuyết lịch sử năm 2015, Karma cũng có mặt tại Base Camp vào ngày 22 người leo núi đã thiệt mạng. Với anh, đó là một ám ảnh. Tuy nhiên, du khách ở các nơi trên thế giới vẫn tìm đến Karma để yêu cầu hỗ trợ việc leo núi. “Nhiều du khách nói với tôi rằng họ đã trả rất nhiều tiền để đến được đây, vì vậy họ phải leo lên. Tôi từ chối vì đã quá nhiều người chết ở đó”.
Một quá trà nhỏ dưới chân núi là ước mơ của người đàn ông trẻ
Nhưng rồi, Karma vẫn phải quay lại công việc cũ do cần tiền. Với anh và cả những phu khuân đồ khác, đây không đơn giản là công việc. Nó còn là kế sinh nhai để anh nuôi sống gia đình, thực hiện ước mơ.
Karma cho biết, bản thân rất thích leo núi và thử nghiệm. Máu leo núi luôn chảy trong huyết quản của anh. Cha anh là một nhà leo núi nổi tiếng, đã truyền cho cậu con trai tất cả bí kíp. Anh cũng làm điều tương tự với hai con trai mình – những người có chung niềm đam mê. Nhưng gia đình anh thì không hài lòng, vì họ sợ hãi. Công việc này rất nguy hiểm.
Du khách có thể có một chỗ ấm áp để nghỉ chân
Dinesh, hướng dẫn viên của nhóm Danielle cũng chia sẻ câu chuyện tương tự. Anh từng dẫn một nhóm chuẩn bị chinh phục Everest thì trận động đất lịch sử tại Nepal xảy ra, ngăn chặn hành trình. Lúc đó, anh mất liên lạc với người thân cả ngày hôm đó.
“Tôi có thể hiểu cảm giác của anh. Đó là tâm trạng khủng khiếp vì không thể kết nối với người thân, không có ý tưởng gì về sự cố đang xảy ra tại nơi mình đến hay bao nhiêu người chết”.
Một trại nghỉ chân
Thông tin thêm:
Hiện tại Trekking Nepal có 4 cung trek phổ biến là :
Annapurna Base Camp Trek: tour 10 – 13 ngày, giá tham khảo: 500 – 700 USD.
Annapurna Circuit Trek: tour 15 ngày, giá tham khảo: 900 USD.
Poon Hill Trek: tour 9 ngày, giá tham khảo: 500 USD
Everest Base Camp Trek: tour 13 ngày, giá tham khảo: 1.000 USD.
Giá các tour tham khảo trên chỉ gồm chi phí đi lại, ăn ở tại Nepal và thuê guide, sherpa khi leo núi, chưa tính vé máy bay và tiền tips.
Taehouse trekking là phương pháp leo núi được nhiều người đánh giá là dễ nhất, và cũng được nhiều du khách lựa chọn vì nó không yêu cầu người leo núi phải lo lắng nhiều thứ. Du khách không cần chuẩn bị trước lều, nước, thực phẩm vì có thể mua chúng trên đường đi trong các quán trà núi Everest. Ban đêm, bạn có thể nghỉ tại các teahouse – các khu nhà nghỉ dưỡng du lịch, ngày nay đã được cung cấp đầy đủ các thiết bị, dịch vụ hiện đại như vòi sen nóng, đồ ăn phong phú, bia, trà…
Du khách leo núi theo phương pháp này không đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về mặt thể chất.
>> Du lịch Thái Lan và những trải nghiệm phải thử
>> Những khu phố xinh đẹp giữa lòng Sài Gòn
Nguồn: Ivivu
Nguồn hình ảnh: Baothegioi