Tết Trung Thu là dịp lễ hội quen thuộc của một số nước Phương Đông
>> Đặc sắc với chợ tình Sa Pa
Tết Trung Thu đã xuất hiện từ rất lâu đời trong lịch sử nhân loại. Vậy nó có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào ?
1. Nguồn gốc Tết Trung Thu
Tết Trung thu theo tích xưa là xuất hiện vào đời thời nhà Đường đời vua Duệ Tôn, niên hiệu là Văn Minh. Năm ấy là vào ngày rằm tháng tám, một ngày trăng thanh gió mát, nhà vua liền vi hành ra bên ngoài thành dạo chơi. Lúc đó nhà vua đã gặp được một ông lão râu tóc trắng như tuyết. Ông lão đã hóa phép ra một chiếc cầu vồng nối với cung trăng và mời vua lên cung trăng dạo chơi. Sau khi trở về nhân gian, vì nhung nhớ đến chốn bồng lai tiên cảnh nên vua đã chọn ngày rằm tháng tám là Tết Trung Thu. Nguồn gốc Tết Trung Thu là từ đây mà có.
Tết trung thu bắt nguồn từ thời Đường (news24h)
2. Ý nghĩa của Tết Trung Thu
Con người dù đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại thì vẫn luôn tin rằng có một mối liên hệ giữa nhân gian và vầng trăng. Trăng tròn hay trăng khuyết cũng tương đương với chuyện hợp tan trên cuộc đời. Ý nghĩa Tết Trung Thu cũng chính là cầu cho sự sum họp, đoàn viên của gia đình.
Tết Trung Thu là dịp gia đình quây quần cùng ăn bánh, uống trà
và thưởng trăng (Nguồn: Newwindow)
Trong ngày này các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, cùng thưởng thức mâm cổ, uống trà, ăn bánh trung thu. Trẻ em thì chơi lồng đèn, xem múa lân,…
Trung Thu cũng là dịp để mọi người vui chơi (Nguồn: asiankorea)
Ngoài ra Tết Trung Thu còn là dịp để người ta tiên đoán mùa màng và vận mệnh đất nước thông qua ánh trăng.
Theo giadinhvietnam