Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    • Features
      • Homepage & Features
      • Pages & Templates
        • 404 Example
        • Sitemap Page
        • Search Results
      • Post Layouts & Formats
        • Comments Example
      • Misc. Features
    • Forums
    • Blocks
    Facebook X (Twitter) Instagram
    Fz120.netFz120.net
    • Du lịch Việt Nam
    • Du lịch Quốc Tế
    • Cẩm nang du lịch
    • Mua Sắm
    • Tin khác
    • Liên Kết
      • Bet 12 Space
      • Bác sĩ nâng mũi Đà Nẵng
    • Đăng Nhập
    Fz120.netFz120.net
    Home»Du lịch Việt Nam»Nét đẹp Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
    Du lịch Việt Nam

    Nét đẹp Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

    seomxhBy seomxh30/12/2015Không có bình luận4 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp Email
    Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng. Lễ hội vừa là nơi vui chơi vừa để quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn WhatsApp Pinterest Email

    Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng. Lễ hội vừa là nơi vui chơi vừa để quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

    Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh cho Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp với cộng đồng. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam. Cồng chiêng xuất xứ từ đâu, khi nào thì không ai biết được, trải qua dòng chảy lịch sử thì con người ngày nay biết đến cồng chiêng như một dụng cụ phát ra âm thanh thường được dùng trong các buổi cúng tế hoặc làm nhạc cụ, mọi người tụ hợp với nhau nhảy múa quanh đống lửa, hình thành nên một nét đặc sắc riêng cho vùng đất đỏ ba dan này.
     

    Quan cảnh trong Lễ hội
     
    Cồng chiêng là một loại nhạc khí làm bằng hợp kim đồng, có pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng có núm chính giữa, chiêng không có núm. Nhạc cụ này có nhiều kích thước, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
    Trong lễ hội người ta thường biểu diễn những lễ hội hết sức đặc sắc như: lễ mừng nhà rông, mừng lúa mới, mừng đám cưới, đâm trâu,.. Trong lễ hội có khoảng 40 người chơi các nhạc cụ khác nhau, mỗi người chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.
     

    Bộ Cồng Chiêng Tây Nguyên đơn giản
     
    Theo Phạm Nam Thanh: “ Các dân tộc Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người- càng nhiều tuổi tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng càng lâu năm, trải qua càng nhiều lần nghi lễ càng thiêng”. Những bộ chiêng tiếng hay hay thiêng có giá trị rất lớn được tính bằng 1-2 con voi hoặc 40 con trâu. Thủ tục để mở một bài chiêng rất khắc khe, phải cho tha ăn, cho tha uống, khấn mời trời đất và nhiều người đến chứng kiến. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nhiều phong cách chơi cồng chiêng rất phong phú, bài bản. 
     
     
    Biểu diễn bên lửa trại
     

    Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội.Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩm thực dân gian… đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng .
     


    Các nhạc công đang biểu diễn
     
    Lễ hội cồng chiêng là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ, Lễ hội khơi dậy được ý thức và niềm tự hào trong mỗi người dân của buôn làng, từ đó hình thành động lực và sức mạnh nội tại để bảo tồn, phát triển văn hóa.
     
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp Email
    seomxh

    Related Posts

    Du lịch Lào Tết nguyên đán 2025

    10/12/2024

    Du lịch Indonesia Tết ghé thăm hàng ngàn đảo lớn nhỏ

    04/12/2024

    Du lịch Đài Loan Tết Ất Tỵ

    25/11/2024

    Du lịch Hàn Quốc Tết âm lịch 2025

    09/11/2024

    Du lịch Nhật Bản tết Nguyên Đán 2025

    26/10/2024

    Du lịch Úc tết nguyên đán 2025

    25/10/2024
    Add A Comment

    Comments are closed.

    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
    © 2025 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.