Núi Chứa Chan là ngọn núi thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ (sau núi Bà Đen – Tây Ninh) với độ cao 837 mét so với mực nước biển, sườn dốc 30-35 độ, đôi chỗ là vách dựng đứng.
Núi Chứa Chan là một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi rực rỡ xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám; tháng mười núi mờ ảo trong sương mù cùng với những dải mây trắng lững lờ bay lượn, bao phủ ôm lấy núi.
Từ trên núi Chứa Chan nhìn xuống
Đường đi
Cách TP HCM khoảng 110km, bạn đi bằng xe máy theo Quốc lộ 1 hướng đi Phan Thiết, đi qua thị xã Long Khánh khoảng 25 km tới ngã ba Ông Đồn thì rẽ tay trái vào đường Hùng Vương, tiếp tục đi thêm khoảng 1 km đến công viên 9/4. Từ đây bạn hỏi đường, rẽ trái vào sát chân núi để lên đỉnh theo đường dây điện; hoặc tiếp tục đi thêm 3 km, rẽ trái sẽ vào một độc đạo đưa bạn vào lối lên đỉnh theo đường Chùa, bạn sẽ đi ngang Linh Sơn Cổ Tự, và đến chùa cao nhất là chùa Bửu Quang theo lối bậc thang. Trên đỉnh có một trạm thông tin và một đơn vị của bộ đội. Bạn có thể vào đây xin nước uống hay nhờ sự trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp.
Cách TP HCM khoảng 110km, bạn đi bằng xe máy theo Quốc lộ 1 hướng đi Phan Thiết, đi qua thị xã Long Khánh khoảng 25 km tới ngã ba Ông Đồn thì rẽ tay trái vào đường Hùng Vương, tiếp tục đi thêm khoảng 1 km đến công viên 9/4. Từ đây bạn hỏi đường, rẽ trái vào sát chân núi để lên đỉnh theo đường dây điện; hoặc tiếp tục đi thêm 3 km, rẽ trái sẽ vào một độc đạo đưa bạn vào lối lên đỉnh theo đường Chùa, bạn sẽ đi ngang Linh Sơn Cổ Tự, và đến chùa cao nhất là chùa Bửu Quang theo lối bậc thang. Trên đỉnh có một trạm thông tin và một đơn vị của bộ đội. Bạn có thể vào đây xin nước uống hay nhờ sự trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp.
Đường đi TP HCM – Núi Chứa Chan
Phương tiện di chuyển
Xe khách: Từ bến xe Miền Đông (TP HCM), mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận. Xuống xe ở cổng chào núi Chứa Chan, Gia Lào, bắt xe ôm để đi thêm 3 km vào chân núi.
Xe máy: Sài Gòn – Biên Hòa – Ngã 3 Dầu Giây – Quốc lộ 1A – Long Khánh – Xuân Lộc – rẽ trái trước khi vào thị trấn Gia Ray (hành trình khoảng 93 km).
Xe khách: Từ bến xe Miền Đông (TP HCM), mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận. Xuống xe ở cổng chào núi Chứa Chan, Gia Lào, bắt xe ôm để đi thêm 3 km vào chân núi.
Xe máy: Sài Gòn – Biên Hòa – Ngã 3 Dầu Giây – Quốc lộ 1A – Long Khánh – Xuân Lộc – rẽ trái trước khi vào thị trấn Gia Ray (hành trình khoảng 93 km).
Một con dốc trên núi
Vật dụng nên mang theo
Giày: Sẽ rất đau chân nếu bạn không có một đôi giày vải đế mềm để di chuyển lên đến đỉnh núi.
Nước: Dù đoạn đường lên đến thuyền Bát Nhã (2/3 chặng đường) có các hàng quán, nhưng dù sao cũng hãy chuẩn bị cho mình khoảng nửa lít nước cho hành trình.
Một ít đồ ăn vặt: Chắc chắn là bạn sẽ cảm thấy đói cồn cào vào giữa hành trình. Một ít đồ ăn vặt để cả nhóm có thể ngồi nhấm nháp cùng nhau đâu đó trên đường đi là vô cùng thú vị.
Áo mưa: Vào những tháng trời hay mưa, bạn nên mang theo một chiếc áo mưa để phòng mưa bất chợt nhé. Hơn nữa nó cũng là vật dụng để bạn có tể trải ra để nằm nghỉ ngơi nếu mệt.
Nếu bạn có ý định ở lại trên núi qua đêm thì việc chuẩn bị lều trại, túi ngủ, bật lửa, đồ ăn thức uống, một số thuốc cơ bản như thuốc đau bụng, đau đầu, dầu gió cũng như kem chống côn trùng là cần thiết.
Giày: Sẽ rất đau chân nếu bạn không có một đôi giày vải đế mềm để di chuyển lên đến đỉnh núi.
Nước: Dù đoạn đường lên đến thuyền Bát Nhã (2/3 chặng đường) có các hàng quán, nhưng dù sao cũng hãy chuẩn bị cho mình khoảng nửa lít nước cho hành trình.
Một ít đồ ăn vặt: Chắc chắn là bạn sẽ cảm thấy đói cồn cào vào giữa hành trình. Một ít đồ ăn vặt để cả nhóm có thể ngồi nhấm nháp cùng nhau đâu đó trên đường đi là vô cùng thú vị.
Áo mưa: Vào những tháng trời hay mưa, bạn nên mang theo một chiếc áo mưa để phòng mưa bất chợt nhé. Hơn nữa nó cũng là vật dụng để bạn có tể trải ra để nằm nghỉ ngơi nếu mệt.
Nếu bạn có ý định ở lại trên núi qua đêm thì việc chuẩn bị lều trại, túi ngủ, bật lửa, đồ ăn thức uống, một số thuốc cơ bản như thuốc đau bụng, đau đầu, dầu gió cũng như kem chống côn trùng là cần thiết.
Một ngôi chùa trên núi
Một quán ăn trên đường đi
Ăn uống, chỗ ở
Sau khi leo núi xong, bạn có thể tìm thấy những quán ăn bình dân ven đường, với các món cơm tấm, bún, phở,… đặc biệt có thể thưởng thức các món lẩu và đồ nướng từ thịt dê. Các món giá trung bình từ 20.000 – 100.000đ.
Nếu ở lại qua đêm trên núi, bạn xin tá túc tại chùa hoặc cắm trại trên đỉnh núi. Từ trạm thông tin đi xuống theo hướng trụ điện hoặc đi xuống theo hướng chùa khoảng một đoạn ngắn đều có khu vực bằng phẳng để dựng lều trại.
Sau khi leo núi xong, bạn có thể tìm thấy những quán ăn bình dân ven đường, với các món cơm tấm, bún, phở,… đặc biệt có thể thưởng thức các món lẩu và đồ nướng từ thịt dê. Các món giá trung bình từ 20.000 – 100.000đ.
Nếu ở lại qua đêm trên núi, bạn xin tá túc tại chùa hoặc cắm trại trên đỉnh núi. Từ trạm thông tin đi xuống theo hướng trụ điện hoặc đi xuống theo hướng chùa khoảng một đoạn ngắn đều có khu vực bằng phẳng để dựng lều trại.
Sưu tầm