Dù lượn là một môn thể thao mang rất nhiều yếu tố mạo hiểm. Nhưng nó lại là một môn thể thao cảm giác mạnh mà khi đã “sa chân” thì sẽ yêu mến nó mà không dứt ra được
Dù lượn là môn thể thao mạo hiểm và phức tạp nên đòi hỏi rất nhiều kĩ năng trước khi bay. Để giảm thiếu tối đa rủi ro trong lúc tham gia bay dù lượn, người chơi dù lượn cần tham gia tập huấn bài bản dưới sự giám sát của huấn luyện viên trước khi trở thành “phi công.”
Tập cất cánh và bay
Sau khoảng 7 – 10 buổi tập luyện thì học viên sẽ được kiểm tra và cho bay thử ở những đồi thấp để làm quen với độ cao, sau khi hoàn thành học viên sẽ được bay cao dưới sự điều khiển của huân luyện viên và trở thành phi công tập sự.
Tập bay dù lượn
Tập cất cánh ở đồi thấp
Tập bay giả lập
An toàn bay
- Phi công cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như giày, găng tay, mũ bảo hộ
- Phi công phải nắm chắc các kiến thức về khí tượng, các vùng nhiễu động do địa hình tạo thành để tránh gặp bất trắc khi bay
- Phi công phải nắm rõ và tuân thủ nghiêm khắc luật bay (nguyên tắc tránh nhau, bay ưu tiên, không ưu tiên…) trong khi bay
Bay đôi cùng người giàu kinh nghiệm
Tham gia bay cùng nhiều người
Một số điểm bay tại Việt Nam
Khu vực miền Bắc
– Núi Viên Nam – Thạch Thất – Ba Vì – Hà Nội
– Núi Đồi Bù – Lương Sơn – Hoà Bình ( giáp Thạch Thất Hà Nội)
– Đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải
– Tà Xùa – Sơn La
– Bái Nhạ – Hoà Bình
– Linh Trường – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
– Núi Nưa – Triệu Sơn – Thanh Hóa
– Tây Yên Từ – Mạo Khê – Quảng Ninh
Khu vực miền Trung
– Núi Phước Tường – Đà Nẵng
– Đèo Hải Vân
– Núi Chín Khúc – Nha Trang
– Đèo Khánh Vĩnh – Nha Trang
Khu vực miền Nam – Tây nguyên
– Núi Langbiang – Đà Lạt
Bay dù lươn tại Việt Nam
Dù lượn Việt Nam
Thưởng thức cảnh đẹp cùng Dù lượn tại Việt Nam
Nguồn hình ảnh Tinhte