Những kỹ năng sơ cứu cơ bản rất cần thiết khi đi du lịch
Khi đi du lịch có thể vì một vài lí do bất ngờ, có thể có người bị thương. Những kỹ năng sơ cứu cơ bản sẽ rất cần thiết.
1. Cầm máu và làm garo
Với những vết thương nghiêm trọng hơn, máu màu đỏ sậm và chảy ra từng dòng hoặc máu đỏ tươi bắn thành tia thì phải tiến hành làm garo để cầm máu kịp thời. Nếu không có garo bạn có thể thay thế bằng dây cao su hoặc vải. Ta buộc chặt ở vị trí trên vết thương để máu giảm lưu thông làm chậm quá trình mất máu. Garo phải lộ ra ngoài không để quần áo che đi. Cứ 60 – 90 phút là nới garo một lần. Trong thời gian đó nhanh chóng chuyển người bệnh tới bệnh viện.
Lưu ý: bạn nên đặt garo kên một chiếc khăn mỏng để da không bị hằn và không gây hoại tử. Ngoài ra cũng không được rút vật nhọn hoặc vật quá lớn đâm vào vết thương vì nó chỉ làm máu chảy nhanh hơn.
2. Băng bó
Nếu vết thương nằm ở những bộ phận đều nhau như cổ tay, ta sẽ tiến hành băng bó xoắn ốc.
Nếu vết thương nằm ở những bộ phận không đều nhau như khuỷu tay, khuỷu chân thì ta nên băng chữ nhân.
Còn nếu các vết thương nằm ở vai, nách, bẹn, mông, cẳng tay,… thì ta sử dụng đường băng số 8.
Lưu ý: dù dùng kiểu băng bó nào thì nguyên tắc luôn là băng kín và chặt vừa phải.
Băng bó vết thương (Nguồn: Nacurgo )
3. Hà hơi thổi ngạt và ép tim lồng ngực
Kế tiếp lại đặt nạn nhân nằm thẳng. Ngồi bên cạnh nạn nhân ở vị trí ngang tim, tay trái đặt lên vị trí 1/3 xương ức, tay phải úp lên mu bàn tay trái, vai vuông góc với 3 tay. Dùng sức của toàn thân ấn xuống lồng ngực nạn nhân. Thực hiện liên tục 60 đến 80 lần một phút.
Cứ sau 20 đến 30 lần ép tim ta lại tiến hành hà hơi thổi ngạt. Ta đặt một tay lên trán nạn nhân, một tay bịt mũi. Mở miệng của nạn nhân, thổi ngạt từ từ để không khí đi vào phổi nạn nhân. Làm liên tục ép tim và hà hơi thổi ngạt trong 30 phút cho đến khi nạn nhân tỉnh lại rồi chuyển đến bệnh viện.
Hà hơi thổi ngạt và ép tim lồng ngực (Nguồn: alobacsi)